Cầu thông, đường chưa thoáng

|

Ngay cả khi công trình trọng điểm cầu vượt được xây dựng theo hình thức cấp bách với số vốn đầu tư lên đến vài trăm tỷ đồng nhằm giảm ùn tắc cho cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất, nhưng hiệu quả cũng mới chỉ dừng lại ở mức “tắc chỗ nào, thông chỗ ấy”.

1/ Đã ba tuần từ khi hai cầu vượt thép cửa ngõ ra vào sân bay Tân Sơn Nhất được đưa vào khai thác, lưu thông tại nút giao điểm cuối đường Trường Sơn. Đây là hướng duy nhất ra vào sân nhà ga quốc tế và quốc nội của sân bay. Thực tế cho thấy, tình trạng ùn ứ phương tiện đã giảm.

Nhưng, từ kết quả đo đếm trực tiếp trên đường Trường Sơn và số lượng thực tế hành khách qua lại Tân Sơn Nhất ở mức hơn 32 triệu lượt mỗi năm, TS Nguyễn Bách Phúc, Chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học công nghệ và quản lý TP Hồ Chí Minh - Hascon đã khẳng định: Lưu lượng người, phương tiện ra vào sân bay Tân Sơn Nhất trên cả hai chiều đường cao nhất cũng chỉ dừng lại ở mức chưa đầy một nửa năng lực thông xe c???a tuyến này.

2/ Kẹt xe ở khu vực sân bay Tân Sơn Nhất trở nên thường xuyên bắt đầu từ thời điểm hai nhánh nối từ cuối đường Trường Sơn ra hướng Phạm Văn Đồng được mở rộng. Đường Trường Sơn đã nghiễm nhiên trở thành tuyến lưu thông liên quận, phục vụ việc đi lại của người dân giữa các quận Phú Nhuận, Tân Bình với quận Gò Vấp, Bình Thạnh, Thủ Đức… Đã vậy, đường Trường Sơn có nhiều tuyến nhánh kết nối vào đường Phạm Văn Đồng, nên chỉ cần có một phương tiện ra vào đường rẽ, là xe cộ phía sau bị dồn ứ. Cùng với việc đặt kho ngoại quan hàng hóa xuất, nhập khẩu bằng đường hàng không, khu vực này còn có rất nhiều nhà, văn phòng cao tầng, trung tâm thương mại, trụ sở doanh nghiệp, nhà hàng, quán cà-phê… nên lượng người lưu thông vào đường Trường Sơn ngày càng đông hơn.

Tại cầu vượt nối từ đường Trường Sơn vào nhà ga quốc nội và quốc tế của sân bay Tân Sơn Nhất, theo ghi nhận của phóng viên, mặt cầu khá thông thoáng ngay cả vào giờ cao điểm. Hiệu quả này do bề mặt cầu ở đoạn đầu có thể đáp ứng được ba làn xe ô-tô, đoạn chia nhánh dẫn vào nhà ga đủ rộng cho hai làn xe, đồng thời chỉ cho phép phương tiện lưu thông một chiều theo hướng vào sân bay. Nhưng phần mặt đường Trường Sơn còn lại dùng cho phương tiện lưu thông từ sân bay ra luôn bị ùn ứ do phải dồn cùng lúc ba luồng xe từ nhà ga quốc tế, quốc nội và luồng phương tiện từ một nhánh nối với đường Phạm Văn Đồng chui qua gầm cầu.

Cũng có tình trạng tương tự, phần đường phía hông cầu dành cho hướng xe từ đường Trường Sơn chạy vào tuyến nối để ra đường Phạm Văn Đồng phương tiện luôn dày đặc. Xe cộ ở hướng đường Phạm Văn Đồng ra vào sân bay còn bị chặn bởi nút giao vòng xoay trên tuyến đường này, do việc thi công hai nhánh cầu vượt thép còn lại ở nút giao Nguyễn Kiệm - Nguyễn Thái Sơn. Phía đầu đường Trường Sơn giáp với nút giao cầu vượt Lăng Cha Cả, lưu lượng phương tiện cũng khá dày do phải gánh th??m cả luồng xe lưu thông từ hướng đường Nguyễn Văn Trỗi và Hoàng Văn Thụ cùng dồn vào. Nếu thoát được nút giao với cầu vượt ở vòng xoay Lăng Cha Cả, phương tiện ra vào sân bay theo hướng này còn thường bị ùn ứ dọc tuyến Nguyễn Văn Trỗi, Nam Kỳ Khởi Nghĩa.

3/ Và như vậy, do bị ùn ứ liên tiếp, nên phương tiện ra vào sân bay vẫn mất rất nhiều thời gian lưu thông trên các tuyến kết nối vào đường Trường Sơn. Ông Hòa, một lái xe taxi hoạt động ở khu vực sân bay cho biết, giờ cao điểm chở khách từ sân bay về quận 1, quận 3 dù chỉ chạy vài km qua đường Nguyễn Văn Trỗi, Nam Kỳ Khởi Nghĩa nhưng có khi phải mất hơn nửa giờ.

Có thể thấy, hai cầu vượt thép ở cửa ngõ sân bay Tân Sơn nhất dù được thông xe nhưng cũng mới chỉ giải quyết được tình trạng ùn ứ giao thông cục bộ ở các nút giao, chứ chưa phát huy hiệu quả giảm tải phương tiện cho cả khu vực.

Cổng thông tin giải trí trực tuyến VIA