Phát huy giá trị một di tích đặc biệt trong lòng di sản thế giới

|

NDO - NDĐT - Cơ quan Tổng hành dinh trong Thành cổ Hà Nội là một di tích đặc biệt giữa lòng một di sản thế giới. Điều này yêu cầu sự cẩn trọng và tỷ mỉ khi nghiên cứu quy hoạch, phục dựng, bảo tồn, phát huy giá trị di tích từ các nhà nghiên cứu và các nhà quản lý.

Kỷ niệm 40 năm giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2015), ngày 14-4, tại khu di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long, UBND TP Hà Nội phối hợp Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội và Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Vai trò của cơ quan Tổng hành dinh trong cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân 1975”. Nhiều vị tướng lĩnh, nhân chứng lịch sử, nhiều nhà khoa học, nhà quản lý và bà Katherine Muller-Marin - đại diện UNESCO tại Việt Nam dự Hội thảo.

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Cơ quan Tổng hành dinh trong Thành cổ Hà Nội là nơi làm việc của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng Tư lệnh và các cơ quan của Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị, Bộ Tổng Tham mưu... là trung tâm đầu não, nơi diễn ra nhiều cuộc họp đi đến nhiều quyết định, kế hoạch có tính chiến lược, là nơi phát đi nhiều mệnh lệnh, chỉ thị quan trọng chỉ huy cuộc chiến đấu của quân và dân hai miền nam, bắc đến thắng lợi hoàn toàn.

Trong giai đoạn xây dựng đất nước, Cơ quan Tổng hành dinh của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt và đã chuyển đổi công năng sử dụng, mở cửa cho nhân dân và khách quốc tế tham quan. Đây là một di tích đặc biệt giữa lòng di sản thế giới của Hà Nội.

Di tích hầm D 67 đã mở cửa cho khách tham quan.

Ở khu Hoàng thành Thăng Long, lịch sử nối liền mạch hơn 10 thế kỷ, di tích trùm lên di tích. Thậm chí chỉ nhìn những cấu trúc vật thể ở đấy cũng có thể thấy nhiều nét chấm phá của mạch nguồn lịch sử dân tộc nối dài nhiều thế kỷ. Điều này đòi hỏi các nhà nghiên cứu và các nhà quản lý cẩn trọng và tỷ mỉ khi nghiên cứu các phương án quy hoạch, phục dựng, bảo tồn cũng như phát huy có hiệu quả giá trị của di tích. Việc khai thác phát huy giá trị của những di tích cách mạng kháng chiến ở khu Thành cổ Thăng Long trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa của Hà Nội cũng như cả nước nói chung cần sự chung tay có trách nhiệm của nhiều cơ quan, qua nhiều kênh và bằng nhiều phương tiện, không thể “mạnh ai nấy làm”.

Bàn về việc bảo tồn (để) phát huy giá trị của di tích đặc biệt Cơ quan Tổng hành dinh cho du lịch, cho giáo dục, cho văn hóa..., phát biểu tại Hội thảo, Thiếu tướng, TS Nguyễn Xuân Năng - Giám đốc bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam - nhận xét: “Bảo tồn các di tích trong Thành cổ Hà Nội là bảo tồn sự liên kết tinh tế giữa các di tích dấu xưa của Thăng Long - Hà N??i v??i các di tích lịch sử thời hiện đại để nơi đây thật sự trở thành một di tích - công viên lịch sử văn hóa. Mỗi di tích trong Thành cổ Thăng Long như một chứng nhân của lịch sử mang những thông điệp khác nhau từ các vương triều phong kiến tự chủ cho đến những chiến công chống ngoại xâm hiển hách thời đại Hồ Chí Minh”.

Trang web trò chơi APP mười lần chiến thắng