Năm 1980 tốt nghiệp ngành y ở Huế, bác sĩ Hiếu Nhân được giữ lại trường làm cán bộ giảng dạy. "Đang có công việc ổn định sao bác sĩ lại vào miền nam ?". Nhìn xa xăm ra bên ngoài hồi lâu, bác sĩ mới quay sang tôi, nhỏ nhẹ trả lời: "Đúng là việc tôi quyết định vào đây là có lý do của nó... Có thể nói đó là một biến cố trong đời tôi... Ở lại trường công tác được ba năm, do bị nghi ngờ có liên quan đến chuyện tiêu cực trong Hội đồng nghĩa vụ quân sự nên tôi bị đình chỉ công tác. Vừa bất ngờ, vừa quá đau vì lý do không rõ ràng, tôi tự mình lặn lội, tìm đủ mọi thứ hồ sơ, giấy tờ để chứng minh mình vô tội... Cuối cùng tôi được phục hồi công tác, nhưng vẫn quyết định vào miền nam".
Tôi về Tam Nông đúng vào mùa nước nổi, tháng 11-1984. Về bữa trước thì sáng hôm sau, tôi lên bệnh viện và khám bệnh luôn. Có lẽ do cơ duyên khiến tôi quyết định về đây để gặp những người nông dân nghèo, chân chất và tốt bụng. Đi khám bệnh ở cơ sở thường phải đi bằng xuồng, có hôm phải đi bằng xe trâu...
Thời điểm đó chưa có điện lưới nên mỗi khi mổ phải chạy máy nổ. Bác sĩ Hiếu Nhân kể: "Một đêm có ca cấp cứu phải mổ gấp nhưng máy nổ không chạy được, buộc phải mượn tạm cây đèn soi cá đêm của người dân gần đó. Hôm khác, bệnh nhân là em bé mới hơn sáu tháng tuổi bị lồng ruột. Khi chẩn đoán xong, tôi nói người nhà phải chuyển gấp lên tuyến tỉnh mới điều trị tốt, nếu chậm trễ sẽ không cứu được. Nhưng người cha cứ khăng khăng đòi bác sĩ mổ giúp vì điều kiện gia đình quá khó khăn không thể chuyển người bệnh đi xa. Sau khi báo cáo và được sự chấp thuận của lãnh đạo Phòng y tế, tôi tiến hành mổ. May thay, cháu đã khỏi bệnh và tôi còn mừng hơn cha của cháu. Hiện cháu đang lao động ở TP Hồ Chí Minh. Mỗi khi về quê, cháu đều ghé thăm tôi và cứ gọi "ba Nhân, ba Nhân !". Sau khi cháu ra viện, tên của tôi được người cha đặt luôn cho cháu".
"Qua ba mươi năm g???n b?? với vùng đất Tam Nông vốn nhiều gian kh?? này, nay đã đến tuổi về hưu, có lẽ trong bác sĩ còn nhiều suy tư và trăn trở ?". Nghe tôi hỏi, trầm ngâm hồi lâu, bác sĩ Hiếu Nhân mới chậm rãi: "Mười năm đầu tôi về đây là mười năm định hình bệnh viện. Ban đầu cơ sở vật chất còn rất thiếu thốn, chỉ vài chiếc giường gỗ ọp ẹp, tôi cũng chưa được đào tạo về quản lý, chỉ từ những kinh nghiệm mấy năm công tác ở Huế tôi đem vào áp dụng. Mười năm gần đây, tôi luôn nghĩ phải làm sao để bệnh viện này ngày càng phát triển kịp những bệnh viện khác. Khi hoạt động của bệnh viện đi vào nền nếp, theo quy định giai đoạn 2015-2020 phải chuyển công suất sử dụng giường từ 60% lên 80%, nhưng từ năm 2013 đơn vị đã sử dụng hơn 130% công suất giường bệnh. Về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động khám, chữa bệnh, Bệnh viện đa khoa Tam Nông thực hiện khá sớm so với toàn quốc, vì vậy bệnh nhân không phải chờ lâu, nhất là trong việc ghi đơn thuốc khi khám, chữa bệnh.
Điều mà bác sĩ băn khoăn nhất là làm sao những trang bị kỹ thuật mà Bộ giao cho bệnh viện tuyến huyện phải làm cho được, cho tốt. Theo phân tuyến kỹ thuật cho các bệnh viện tuyến huyện, cách nay năm năm, Bệnh viện đa khoa Tam Nông chỉ thực hiện đạt mức 40%, nhưng bây giờ là 75%. Hiện nay bệnh viện đã có 10 kỹ thuật vượt tuyến như: cắt lách, xét nghiệm tiểu đường, xét nghiệm huy??t đồ, cắt tử cung,... Ba năm liên tiếp gần đây, đơn vị được công nhận là bệnh viện xuất sắc toàn diện của ngành y tế.
Trên suốt chặng đường về, bên tai tôi như vẫn còn nghe nỗi trăn trở của bác sĩ Nguyễn Hiếu Nhân: "Đến bây giờ, tôi vẫn còn cảm giác tôi đang nợ người dân Tam Nông về những dịch vụ mà tôi chưa làm được với tư cách là Giám đốc bệnh viện".
Link Truy Cập tải xuống bản đồ kho báu của Gonzo