Năm tháng, chi trả hơn 5.000 tỷ đồng bảo hiểm thất nghiệp

|

NDO - NDĐT- Ước tính đến ngày 3-6, kinh phí chi trả các chế độ bảo hiểm thất nghiệp lên tới hơn 5.000 tỷ đồng, với khoảng 558 nghìn người thụ hưởng.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, trong năm tháng qua, cơ quan này đã bảo đảm chi trả kịp thời, đầy đủ các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho ngư???i lao động.

Cụ thể, có khoảng 50,3 nghìn người được giải quyết hưởng mới các chế độ bảo hiểm xã hội hằng tháng như hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp. Đồng thời, chi trả cho 558.418 người hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp với số tiền 5.009 tỷ đồng. Trong số này, số hưởng mới là 298.833 người.

Từ đầu năm 2020 đến nay, dịch bệnh Covid-19 đã tác động nặng nề đến hiệu quả sản xuất - kinh doanh của hầu hết c??c doanh nghiệp, đơn vị và việc làm của ngư???i lao động trong các lĩnh vực nghành nghề khác nhau. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, trong bốn tháng đầu năm 2020, cả nước có hơn năm triệu lao động bị mất việc, giãn việc, giảm giờ làm, giảm thu nhập. 67% doanh nghiệp phải cho nhân viên tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, tạm thời nghỉ việc. Hơn 80% lao động trong khu vực phi chính thức phải tạm dừng hoạt động kinh doanh khoảng một tháng để thực hiện các quy định về giãn cách xã hội.

Kết quả điều tra lao động việc làm quý 1 năm 2020 của Tổng cục Thống kê cho thấy, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở nước ta đã ở mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua, chỉ chiếm 75,4% dân số trong độ tuổi lao động.

Tuy nhiên, từ tháng 5 trở đi, số lao động quay trở lại làm việc đang tăng lên. Trung bình mỗi tháng, cả nước có từ 70.000 - 80.000 lao động thất nghiệp quay trở lại làm việc. Dẫu vậy, việc làm của ngư???i lao động và hoạt động của nhiều doanh nghiệp vẫn tiếp tục gặp khó khăn do thị trư???ng xuất khẩu còn đình trệ, diễn biến của dịch bệnh Covid-19 trên thế giới vẫn còn phức tạp.

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống kinh tế - xã hội của nước ta, chính sách bảo hiểm thất nghiệp đã giúp ngư???i lao động bảo đảm phần nào đời sống, giảm bớt áp lực kinh tế đối với các đơn vị, doanh nghiệp và ngân sách Nhà nước.

Ảnh minh họa: Duy Linh.

Đến hết năm 2019, Quỹ bảo hiểm thất nghiệp còn kết dư khoảng 84 nghìn tỷ đồng. Mới đây, Chính phủ dự kiến sẽ cho phép sử dụng 3.000-5.000 tỷ đồng từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp ??ể hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, đào tạo lại cho ngư???i lao động nhằm nâng cao tay nghề; chuyển đổi việc làm cho thích ứng với những thay đổi của thị trư???ng lao động do ảnh hưởng của dịch bệnh. Cùng với đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã tích cực phối hợp các cơ quan liên quan xây dựng Đề án “Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp”. Trong tháng sáu này, Đề án quan trọng này sẽ được gấp rút hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và phê duyệt.

Trong thời gian tới, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, các nghị định, văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Đặc biệt, sẽ chú trọng tới triển khai thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp liên quan đến việc hỗ trợ doanh nghiệp, người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo chỉ đạo của Chính phủ.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh các hoạt động thanh tra, kiểm tra liên ngành hoặc chuyên ngành tại một số đơn vị, doanh nghiệp có dấu hiệu lạm dụng, trục lợi các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Đi đôi với tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc giải quyết, chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp là kịp thời xử lý, kiến nghị xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về lĩnh vực này.