Cách đây hơn năm năm, trước nguy cơ hạn hán ngày càng nặng ở Tây Nguyên, nhóm nghiên cứu do PSG, TS Nguyễn Cửu Khoa, Viện Khoa học vật liệu ứng dụng TP Hồ Chí Minh (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) chủ trì, tổng hợp ra chất CH trên cơ sở các chất nền gồm a-xít ácrylic, tinh bột, chất tạo liên kết ngang DEGDAA và chất khơi mào, tạo nên sản phẩm làm chất giữ ẩm cho cây trồng.
Tuy nhiên, sản phẩm này phân hủy nhanh trong đất nên chỉ có tác dụng giữ ẩm cho cây trồng ngắn ngày như các loại rau, bắp. Tình trạng biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, mà thời gian khô hạn kéo dài ở Tây Nguyên gần đây đã thôi thúc các nhà khoa học tiếp tục tìm ra giải pháp có hiệu quả hơn, giúp người nông dân đỡ vất vả trong s???n xuất. Trên cơ sở các nguyên liệu a-xít ácrylic, bột gỗ mùn cưa, chất tạo liên kết ngang DEGDAA và chất khơi mào ghép mạch để tạo ra sản phẩm mới (CHO 3, CHO 6 , CH24 ). Ứng dụng vào một số nơi s???n xuất, thâm canh trên địa bàn Tây Nguyên, cho thấy các chất này có các cấp độ phân hủy khác nhau cho nên có thể áp dụng cho nhiều lo???i c??y trồng. Chẳng hạn chất hút nước giữ ẩm CHO 3 và CHO 6 được dùng cho các cây trồng ngắn ngày (bắp cải, su hào, rau thơm, mía); còn chất hút nước giữ ẩm CH 24 thì dùng chủ yếu cho các lo???i c??y công nghiệp và cây ăn quả lâu năm (cà-phê, tiêu, điều, mít, quýt, xoài...). Với liều lượng khoảng từ 50 đến 60 kg CHO 3 hoặc CHO6 / ha cho cây trồng ngắn ngày, và từ 30 đến 50 kg chất CH 24 / ha cho cây trồng dài ngày được triển khai ứng dụng tại một số địa phương Gia Lai, Đác Nông, Bình Phước... đã cho hiệu quả đáng kể. Theo PGS Nguyễn Cửu Khoa, thực tế s???n xuất của nông dân cho thấy chất giữ ẩm CH làm giảm được từ 30 đến 50% lượng nước tưới cho cây trồng; đồng thời giảm chi phí chăm sóc cây cho người lao động, góp phần tăng hiệu quả kinh tế trong s???n xuất nông nghiệp. Đối với các lo???i c??y ngắn ngày tăng lợi nhuận từ ba đến bảy triệu đồng/ ha, còn các lo???i c??y công nghiệp và lâu năm tùy điều kiện cụ thể tăng lợi nhuận từ năm đến mười triệu đồng/ha.
Với mục tiêu đặt ra là hoàn thiện và ứng dụng các công nghệ mới trong điều khiển để s???n xuất các loại đèn chiếu sáng hiệu suất cao, dự án "S???n xuất thử nghiệm các sản phẩm chiếu sáng hiệu quả cao trên cơ sở ứng dụng kỹ thuật hiệu chỉnh hệ số công suất, công nghệ LED siêu sáng và công nghệ tự động điều chỉnh công suất sử dụng" do TS Nguyễn Thị Bắc Kinh, Trung tâm Phát triển công nghệ cao làm chủ nhiệm thực hiện trong hai năm 2011 - 2012 đã bước đầu phát huy tác dụng. Nhóm nghiên cứu đã hoàn thiện thiết kế bộ nguồn cho đèn LED có công suất đến 100W, chấn lưu điện tử cho đèn T8 sử dụng kỹ thuật hiệu chỉnh hệ số công suất (PFC). Từ đây có thể s???n xuất hoặc cung cấp bảy loại đèn LED chiếu sáng hiệu suất cao (đèn bàn, đèn ốp trần, đèn LED ngõ xóm...) nhất là các loại đèn chuyên dụng cho trường học, góp phần tiết kiệm điện từ 30 đến hơn 50% so với các thiết bị chiếu sáng thông thường trên thị trường.
Năm 2013, Trung tâm Phát triển công nghệ cao phối hợp Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông cung cấp hơn 14 nghìn bộ đèn huỳnh quang hiệu suất cao T8, lắp đặt cho hơn 1.200 lớp học các cấp ở tỉnh Thái Bình.
Suy thận mãn tính là bệnh lý có xu hướng ngày càng tăng ở nước ta.
Điều trị người bệnh suy thận mãn tính, ngoài phương pháp ghép thận (nhưng số lượng mới được quá ít) thì lọc máu bằng thận nhân tạo là phương pháp điều trị chủ yếu. Trong đó, nước dùng cho lọc máu trong chạy thận phải là nước tinh khiết, bảo đảm tiêu chuẩn của ngành y tế đã đề ra. Tuy nhiên, một số hệ thiết bị nhập khẩu, sau một thời gian hoạt động đã bị già hóa, chất lượng nước bị suy giảm, thiếu ổn định đã gây ảnh hưởng đến công tác điều trị ở các bệnh viện. Nắm bắt được thực tế đó, thạc sĩ, kỹ sư cao cấp Trịnh Ngọc Diệu (nguyên Giám đốc Trung tâm vật lý kỹ thuật, Viện Vật lý) cùng nhóm nghiên cứu chế tạo thử chi tiết bổ sung công nghệ tiền vi lọc (hệ thiết bị nhập khẩu không có). Sử dụng các vật liệu lọc thích hợp có hoạt tính cao, khả năng khử được phần lớn các tạp chất như sắt, amoni, clo dư... Kết quả là chất lượng nước sau xử lý tiền vi lọc được kiểm chứng, đánh giá hoàn toàn đạt chuẩn. Bằng giải pháp công nghệ tích hợp, nhóm nghiên cứu tạo nên thiết bị lọc nước ba cấp độ nước tinh khiết không chỉ phục vụ cho chạy thận nhân tạo mà còn dùng trong phẫu thuật sinh sản, nuôi cấy mô, s???n xuất dược phẩm.
Hơn ba năm sau khi công trình đoạt giải nhất Giải thưởng VIFOTEC (2010) đến nay, hàng chục bệnh viện ở Hà Nội, Thái Bình, Hà Giang và cả Bệnh viện Trung ương quân đội nước bạn Lào đã và đang sử dụng hệ thiết bị cải tiến xử lý tiền vi lọc do nhóm nghiên cứu của thạc sĩ Trịnh Ngọc Diệu thiết kế, chế tạo...
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam hiện có gần 30 viện và trung tâm nghiên cứu, với khoảng 4.000 cán bộ, viên chức công tác, mỗi năm triển khai, thực hiện hàng trăm đề tài, dự án các cấp. Đây đó vẫn còn hiện tượng cá nhân này, đơn vị kia đề xuất và lựa chọn đề tài nghiên cứu chưa sát thực tiễn cuộc sống, hàm lượng khoa học và công nghệ còn thấp. Song phần lớn các đề tài có định hướng ứng dụng cao, sau "công đoạn" s???n xuất thử nghiệm có hiệu quả đều được đưa vào triển khai, ứng dụng đáp ứng nhu cầu đời sống xã hội. Trong mục tiêu phát triển đến năm 2020, bên cạnh thực hiện nhiều giải pháp, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam xác định tập trung vào việc xây dựng được một số nhóm nghiên cứu mạnh, các trung tâm nghiên cứu xuất sắc; gắn kết chặt chẽ hơn mối quan hệ giữa nhà khoa học và nhà doanh nghiệp... Nhằm đưa các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ thiết thực sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.